12/28/2011

Lu's Blog

(12/19/2011)


Trong con người của Lu-biệt danh -chất của "dân kỹ thuật" kết hợp với cá tính "con gái" đã tạo cho blog của cô đầy hương vị. Việt Nam trong cô vẫn còn đậm vị nhưng không thể phủ nhận Lu hợp với công việc và môi trường hơn. Đọc blog cô, nhiều lúc tôi bật cười thoải mái -hay ngóng chờ những tác phẩm "để đời " mà Lu sáng tác-hay phiêu lưu cùng cô những chuyến đi thú vị. Đọc blog cô, đêm trở nên "cục cựa" hơn, blog mỉm cười và internet cũng phiêu du hơn . Và nhiều lúc tôi tự hỏi , sao Lu nghịch ngợm mà đáng yêu đến thế-sao Lu mạnh mẽ mà dễ thương đến thế -sao Lu bản lĩnh mà sâu lắng đến thế ...lại chưa buộc bện riêng nửa của mình hay chưa ai đủ bản lĩnh...

Ghé vào đây để vui buồn cùng Lu nhé !



HẢI THỦY

Tên của Lu là HẢI THỦY. Ba Lu bảo rằng HẢI THỦY là nước biển, là đại dương, là cái gì đó sâu, rộng, bí ẩn, luôn chuyển động, thay đổi...vân vân và vân vân.
Người giống như tên, rất có duyên với biển cả, mỗi năm Lu vượt đại dương khoảng tầm ba đến bốn lần. Nếu hỏi Lu, đại dương ra sao? xin trả lời, nó là một giấc ngủ dài 14 giờ bay trên không trung.
Đó là đại dương thật, ta có thể nhìn thấy bằng mắt trên quả đất này. 
Bi giờ trừu tượng hơn một xí nhe, những ước mơ và tham vọng đời người của Lu nó cũng rộng tầm một cái...đại dương, và dài khoảng mười năm mài đủng quần ở trường.

Đó là thời gian cực khổ, Lu phải đánh vật với tiếng nói và văn hóa của xứ người. Những năm tháng của robot, mỗi ngày chỉ được ngủ 4 đến 5 giờ thôi. Bi giờ thì Lu khò tới sáng bảnh mắt mới bò vào công ti :)

Kiên nhẫn, để mong có cơ hội một ngày bơi ra biển. He he, lần nì đã có thể bơi ra biển cả! 
Bất chợt nhớ đến câu, của ai quên mất rùi, "bàn tay ta làm ra tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành "đô-na" :)

Ngưng lại thở một xị rùi sẽ tám tiếp!

Cappuccino sáng

(12/16/2011)

Hơn 2 tháng tôi không thấy cô post lên bài nào , hơi lo .Bởi đọc blog cô , tôi cảm nhận được sức sống , sự nghiệp , kiến thức , yêu thương ...của cô như làn gió trong lành mà mạnh mẽ.Ẩn sau những con chữ viết như cho riêng mình ấy, cô gái tuổi 25 năng động mà đầy tình cảm , trẻ trung mà sâu lắng .Ai cũng có những phút yếu lòng , nhưng những phút hoang mang ấy như chất xúc tác đầy ngọt ngào của cô để rồi sau đó thăng hoa, yên bình...

Ghé vào đây để cảm nhận nhé...


Ở chốn này, ta lặng lẽ yêu...

...
Có khi nào, yêu thương chìm đến tận cùng của cảm nhận, ta chỉ cần lặng lẽ dõi theo một ai đấy, mà vẫn cảm thấy người đấy thật gần, thật gần...
Như việc đêm khuya, khi nhịp sống hối hả đã ngủ yên, ta tự pha cho mình một tách cà phê ấm để đứng bên cửa sổ, tự hỏi: giờ này, người đó đã ngủ chưa? khuôn mặt ấy, liệu có lấp lánh những giọt mồ hôi mệt nhọc vì phải vật lộn với công việc vẫn còn dang dở. Nỗi nhớ lúc đó thực lắm, trong lắm, chỉ cần một cái chạm nhẹ là tưởng như có thể ôm trọn mà ngủ vùi.

Ta thường thức trễ hơn một chút, để có thể nhận được nhiều hơn, những rung động của cuộc sống. Cũng như cảm thấy yêu thương dâng đến tận tế bào khi chui vào giường, nhìn thấy gương mặt trẻ thơ bầu bĩnh của đứa cháu nhỏ ta yêu đương ngủ thật ngoan, thật ngoan. Lúc bấy giờ, ta tự hỏi: những vật vã kia, những muộn phiền nào có thể khiến ta nguôi yêu thương nhiều và nhiều hơn nữa với thế giới này?


Ta đã không còn lo sợ ngày mai,
... khi mà ngồi gõ những dòng viết này, thi thoảng từ một góc nhỏ nào đó của cuộc sống, có người đã đọc và sẻ chia trong lặng lẽ.
... khi mà, vào những phút giây vào cuối tuần, ta có thể đi bộ trong hương sớm để ra đầu ngõ thưởng thức một ly sữa đậu nành nóng hổi vị bình yên.
... khi mà, ta có những người bạn, có thể ngồi lặng lẽ bên nhau, nhìn sâu vào đôi mắt, khẽ mỉm cười để biết rằng họ thuộc về ta - trọn vẹn trong khoảnh khắc ấy.
... khi mà, ta có thể đủ sức bóc tách những lỗi lầm của bản thân và của người khác, để cho phép mình làm lại những điều tốt hơn.


Hạnh phúc đắt hay rẻ? Ta đã thôi hỏi câu hỏi ấy. Chỉ mỉm cười trả lời: "không có giá. Hạnh phúc tại tâm."
Dương Nữ Cẩm Tâm

Nhà văn Nguyễn Thị Bích Nga

(12/10/2011)

Khi rời khỏi blog của chị , nụ cười của chị như có bí mật riêng , mang âm hưởng của sự yêu đời , của nét kỳ lạ , của trắng trong , của tinh khôi.....Khi rời blog của chị , những dòng rất đỗi đời thường ,những truyện ngắn mang hơi thở miền Nam Việt Nam , những cuốn sách chị dịch cho thiếu nhi , công việc , riêng tư...để lại cho tôi sự ngưỡng mộ . Nếu có điều kiện, hãy ghé thăm Blog của chị để cảm nhận nhịp sống , nỗi "cô đơn " mà chị rất đỗi hài lòng...tại đây


TẢN MẠN CÔ ĐƠN

akimi | 17 Jul, 2011, 23:07 | Nhật Ký | (126 Reads)

Cuộc sống ở đất nước này quá bận rộn khiến người ta thường xuyên quên mất bản thân mình, quên mất hôm nay mình đã ăn gì, uống gì, nói gì; quên mất mấy cái mụn trên mặt, mấy vết trầy trên chân; quên mất ngày trả tiền bill, trả tiền insurance chiếc xe; thậm chí quên mất cả niềm vui lẫn nỗi buồn.
Nhưng rồi có một buổi chiều, khi người đàn ông tóc bạc ngồi lay-out trong văn phòng bật tiếng ho sù sụ và anh nói với tôi bằng giọng buồn buồn: “Bịnh mà vẫn phải đi làm sao mà tủi thân quá, sao mà cô đơn quá…” Lúc bấy giờ tôi mới nhận ra rằng bên cạnh mình vẫn còn một nỗi cô đơn.
Đừng hiểu hai chữ “cô đơn” theo nghĩa hẹp, tức là không có một người nào (đàn ông hoặc đàn bà) ở bên cạnh mình. Hai chữ “cô đơn” nghĩa rộng mang ý nghĩa nhân bản vô cùng. Tôi nhớ khi ngồi dịch bản tin thể thao, có nói về việc tiền vệ Lionel Messi “cô đơn” giữa đồng đội. Thì ra mặc dù anh đang ở giữa hàng chục cầu thủ, thậm chí hàng chục ngàn khán giả, nhưng người ta vẫn nhận ra nỗi cô đơn của anh trong trận đấu.
Hay nói về Tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obnama, một vị nguyên thủ quốc gia đầy quyền lực, lúc nào chung quanh ông cũng có đoàn tùy tùng hoặc cận vệ chung quanh, nhưng cũng có những tấm hình chụp ông đứng nói chuyện với người nọ người kia mà ánh mắt ông vẫn bộc lộ nỗi cô đơn thầm kín.
Hay cũng có rất nhiều người lên tiếng than thở bằng giọng nói đầy kịch tính: “Tôi cảm thấy cô đơn ngay giữa ngôi nhà của mình”. Hoặc: “Nằm bên cạnh chồng, tôi vẫn có một cảm giác vô cùng cô đơn”.
Vậy thì cô đơn không hẳn có nghĩa là “không có một người nào ở bên cạnh” mà phải hiểu theo nghĩa là “không có một ai ở chung quanh hiểu mình”. Nỗi cô đơn theo nghĩa sau còn tồi tệ hơn cả nỗi cô đơn theo nghĩa trước. Có người không được (người khác) hiểu. Có người không muốn được (người khác) hiểu. Có người chẳng cần (người khác) hiểu. Và chính những điều đó khiến trên đời này càng ngày càng có nhiều người cô đơn hơn bao giờ hết. Bởi vì mỗi người chui vào một thế giới riêng của họ, chẳng cần ai.

Đại Dương và những nồng nàn

(11/28/2011)


Là một MC âm nhạc nhưng anh lại sở hữu một giọng ca nồng nàn , nồng nàn rất thật . Cảm xúc của tác giả được anh trọn vẹn thể hiện vào từng ngóc ngách giai điệu . Nghe anh , cho ta một cái nhìn mới , một góc cảm thụ mới về tác phẩm mà ta đã từng bất chợt nghe, bỗng nghe , hay đã từng nghe ...Ngoài ra , kiến thức âm nhạc cộng với  tình yêu nghệ thuật giao hòa trong anh để cho chúng ta có thể lắng lòng lại bên những góc khuất cuộc đời ...
Ghé vào Blog của anh tại đây....hoặc thử uống chút mùa xuân tinh tế của Từ Công Phụng qua hơi thở đam mê của Đại Dương tại đây...

Sep 2, 2011

Từ Công Phụng, tiệm sách yên tĩnh khu uptown Portland, chiếc khăn choàng cổ tím và lệ rơi…

 - Đào Đại Dương -
Dưới tán lá trong khuôn viên con đường nhỏ chẳng nhớ tên của khu uptown của thành phố Portland, chúng tôi cảm nhận hương Thu quanh quẩn…
Dưới tán lá ấy, một tiệm sách cũ yên tĩnh từ ngoài vào trong, bày biện những kệ sách giảm giá – quyến rũ khách bộ hành yêu đọc sách…
Dưới tán lá ấy, chúng tôi đã cùng nhau thắp vệt sáng của cảm xúc cho một chương trình âm nhạc sắp ra đời ngày mai, mà chúng tôi mong đợi gần tháng qua…
Dưới tán lá ấy, chúng tôi đã đọc cho nhau nghe những đoản văn hay, những câu hát chạm trĩu lòng, những đoạn điệp khúc này, phiên khúc nọ xọ vào nhau của Từ Công Phụng…từ Kiếp Dã Tràng, Mắt Lệ Cho Người, Mùa Thu Mây Ngàn cho đến Tuổi Xa Người, Trên Ngọn Tình Sầu…
Con đường im ắng ấy, cũng dưới tán lá ấy, dòng suối nhạc Từ Công Phụng miên man chảy nhẹ vào lòng 5 chúng tôi bất luận rằng có những ánh mắt nhìn lạ lẫm từ khách đi bộ dọc đường hay ngồi bên hiên quán café gần đấy…

Chúng tôi đan xen cảm xúc của nhau vào không gian sống của Từ Công Phụng – thành phố mà Ông đã nuôi dưỡng dòng nhạc mang tên Ông thêm gần 30 năm qua, cộng với cái 20 năm tại quê nhà…
Cuốn sách nhạc “Giữ Đời Cho Nhau” nằm gọn im bên chiếc bàn với 5 cốc nước chưa hề đụng tới…
Chiều qua, khi gặp chú Từ Công Phụng và chú Linh Vũ để trao đổi những chi tiết cần thiết từ phía ban tổ chức và hai người dẫn chương trình – Uyển Diễm và tôi – dường như có điều gì không yên ắng trong ấy!? Đúng rồi, làm sao mà vuông tròn, vừa khít được khi đây là lần đầu tiên gặp gỡ. Ai cũng lo lắng và có cái nhìn khá riêng về những gì sẽ xảy ra ngày mai. Chú Linh Vũ cứ làm mọi việc nghiêm trọng hơn, hạn hẹp hơn khi đưa ra những tôn chỉ cứng cáp, gây lăn tăn trong đôi tâm hồn chúng tôi! Chỉ riêng mỗi nhạc sĩ Từ Công Phụng là nhẹ nhàng nhất. Mái tóc đầy, ánh mắt như mãi cười thân thiện và đôi lời ý tứ của chú Từ Công Phụng đã giúp cân bằng cuộc trao đổi, gặp gỡ ấy. Sự quấn quyện như tăng dần và đoạn kết thì ngọt ngào nhất khi có sự xuất hiện của nhạc sĩ Đăng Khánh, nhạc sĩ Nguyên Bích và hai phu nhân. Lo toan như thể tan biến, chất “Từ Công Phụng” lan tỏa bắt đầu từ phút ấy…
Chúng tôi nhận vai trò dẫn chương trình “Từ Công Phụng: 50 Năm Tình Ca – Một Lần Nhìn Lại” là do sự nhượng lại từ cô Bích Huyền. Cô độ lượng trao công việc khá quan trọng cho thế hệ sau Cô vì trước nhất là Cô muốn tạo cơ hội cho các bạn trẻ làm việc với những người đi trước. Kế tiếp và quan trọng hơn cả là: 50 năm cho một dòng nhạc, hôm nay chúng ta nhìn lại là để hướng về phía trước! Phía trước là của giới trẻ, thuộc thế hệ con – cháu! Vậy tại sao không giao phó công việc đối thoại xuyên suốt chương trình này cho giới trẻ!?- Bích Huyền luôn là thế đấy! Sau cái êm ái và nhẹ nhàng của giọng nói Bích Huyền, là những bài học tiềm tàng, nhân văn tính mà Cô thường hay tế nhị dạy bảo chúng tôi – những đứa con, đứa cháu trong đời sống sinh hoạt văn hóa, truyền thông, nghệ thuật của Cô. Và vì thế, Uyển Diễm và Tôi, được rót vào lòng rằng: Công việc gìn giữ bất cứ thể loại văn hóa nào – là trách nhiệm của chúng tôi, của những con người cùng thế hệ. Từ đó, ban tổ chức đã liên lạc và trân trọng đặt để chúng tôi vào vị trí MC’s của chương trình.
Sáng Chủ Nhật ngày 28 tháng 8, 2011…
Những tâm hồn mà chúng tôi quý trọng đã đang ngồi cùng nhau qua duyên cớ Từ Công Phụng. Này nhé, nhạc sĩ Đăng Khánh – Phương Hoa, nhạc sĩ Nguyên Bích cùng phu nhân, cô Bích Huyền, thi sĩ Du Tử Lê cùng phu nhân.Tất cả râm ran trò chuyện nhưng lòng cứ hướng về buổi nhạc chiều nay.Nhóm bạn chúng tôi gồm Uyển Diễm, Thủy Tiên, Tạ Hùng Cường, Phương Anh muốn đến với con phố SE 82nd nơi có khu thương xá Fubonn đang còn ngái ngủ, quán phở Văn khá “văn” trong cách bày biện, với đường Sandy đầy gió bụi…Vẫy chào chúng tôi vẫn là cô Bích Huyền, với nụ cười nhẹ, trên vai Côchoàng một chiếc khăn màu tím. Niềm tin còn nằm trong màu tím, bỗng dưng sáng nay, chúng tôi cảm giác vậy. Chiếc khăn quàng cổ mềm mỏng như lay động một tín hiệu vui, dung dị…

Ngọc Lan và đam mê cuộc sống

(11/25/2011)

Viết  blog từ năm 2007 cho đến bây giờ, blog chị tràn đầy những đam mê .Đam mê công việc , đam mê gia đình , đam mê sách , đam mê viết , đam mê thơ , đam mê con cái …. Chị như nhẹ nhàng dạo chơi từ dòng đời chật chội , rối ren để rồi thanh thoát , bao dung trong tâm khảm .Đôi lúc chị thật bằng an , đôi lúc lại như đôi cánh đại bàng vững chãi những chiều bỗng như cô độc . Đôi lúc thật gần như chạm vào suy nghĩ của chị , đôi lúc chợt xa lắc lơ trong miền mênh mang , da diết… Tìm những phút giây thanh thản trong lòng chị , chia  xớt nỗi đau cũng như mừng vui cho hạnh phúc mà chị cótại đây...

 

 

    Thursday, July 7, 2011

Tròn 6 năm đến M

Vậy là tròn 6 năm tui đến Mỹ.
Không biết thời gian qua như vậy là lâu hay mau.

6 năm ở Mỹ.
Đi làm 4 nơi, chưa khi nào phải thất nghiệp, (nên đôi khi có ý nghĩ rất ngông cuồng là được thất nghiệp để ở nhà chơi một thời gian coi cuộc đời có gì khác so với ròng rã 17 năm đi làm, tính từ lúc ra trường tới nay) Không tính 11 năm đi dạy khi còn ở SG, thì chỗ làm hiện tại là lâu nhất. Đôi lần mệt mỏi, muốn tìm một cái gì mới mẻ hơn, nhưng khổ nỗi, ba má tui có những ước mơ lạ...

6 năm ở Mỹ.
Đổi chỗ ở 3 lần. Lần tới đây, nếu đúng như thầy bói nói, thì phải chờ đến 6 năm nữa, chuyển sang cái nhà 6 phòng. Còn không thì cứ mobile home sáng đi tối về. Cũng ok. Dù sao cũng đỡ tiếc mấy cây đào trổ bông đầy mỗi khi Tết đến, tiếc giàn thanh long trồng suốt mấy năm chín đúng 1 trái, còn bao nhiêu rụng hết, tiếc cây mãng cầu  cũng đậu được 2 trái bằng cái chén. Hay tiếc 5 cây hồng vàng, đỏ, xác pháo đã cao bằng thằng Bi, tiếc mấy khóm hoa lys trồi lên mặt đất mỗi khi xuân sắp tàn, và biến mất không còn bóng dáng khi tháng 8 chạm ngõ. (hay là tiếc tấm tranh của Lún vừa treo lên, thế chỗ cho bức tranh thêu thầy cô bạn bè tặng ngày rời khỏi VN?)

6 năm ở Mỹ.
Bạn bè cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Người quen thì nhiều. Bạn thân thì hiếm. Nhưng mừng nỗi người quen đều là người tử tế, để mỗi khi bước chân ra đường, không ai phải thấy mình mà ngoảnh mặt làm ngơ (hay có mà tui hỏng biết)

6 năm ở Mỹ.
Nỗi nhớ Sài Gòn đã không còn là lớn, hay bởi trí nhớ bắt đầu có dấu hiệu elzheimer-lẫn như lão Gác Xép trù? Cũng dám lắm. Nhưng mà mỗi lần mở hộc tủ đựng những thứ còn lại từ SG, lại nhớ, lại bảng lãng những buồn vui. Mà thôi, nói trước quên sau, chuyện cần quên thì nhớ chuyện đáng nhớ lại quên, biết đâu chừng thế cũng là hay.


Happiness from small things

(11/23/2011)

Happiness from small things

"hạnh phúc chẳng là điều gì lớn lao mà chỉ là muôn vàn những điều nhỏ nhặt"

Khi tôi lạc vào blog của cô , tôi thích nhất là đại từ mà cô sử dụng khi nói về mình.Blog cô ngập tràn sự yêu đời thêm vào đó sự khéo tay giúp cho căn nhà nhỏ trở nên tinh tươm , ấm cúng và đáng yêu biết dương nào .Cứ tưởng rằng cô chia tay với blog , song may mắn thay cô cũng viết entry mới vào tháng 11 này . Bạn sẽ ngạc nhiên với những món quà xinh xắn mà cô tự tay học hỏi và tạo nên …Xin xem thêm ở đây


JUL 22, 2011

giầy vải hoa vs túi vải hoa

túi vải hoa

Những ngày không mưa, đã có giầy hoa để lượn lờ, có thêm túi hoa thì càng xinh xắn hơn.
Em được tặng một cái túi vải, quà từ Cambodia, có màu đặc trưng, vàng vàng bóng bóng. Em không thích màu vàng lắm, nên làm mới lại bằng vải hoa thế này.
Em không làm gì cả, chỉ lấy miếng vải hoa may đắp thêm bên ngoài miếng vải màu vàng có sẳn của túi thôi. Ngồi lọ mọ may bằng tay, mờ hết cả mắt.
Thèm mãnh liệt cái máy may gia đình, có lẽ sẽ phải mua lại một cái, haizz cái sự nghiệp ăn chơi này thiệt là khổ.

giầy vải hoa vs túi vải hoa

Trần Đăng Tuấn và những dự án

(11/22/2011)


              

Tấm lòng của anh đối với các em thật đáng trân trọng và ngưỡng mộ . Mong những dự án của anh sẽ tiếp tục là ngọn lửa tương lai của các em .Xin ghé blog anh để hiểu thêm ...

chỉ mong làm được những điều nho nhỏ...

Bài đăng lại của Trần Đăng Tuấn .Hình ảnh đầy đủ ở đây


Lên Y Tý

Posted on 
Đường t Dn Thàng lên Y Tý rt đp. Đu tiên là không gian bao la, xa tn cui tm mt nhng thác nước bc như không chy. Ri xuyên qua rng nguyên sinh may mn còn giđược. Nhiu đon như th đang chy xe trong rng Cúc Phương.    

Ra khi rng già, lát đã thy Y Tý lp loáng trong nng pha sương hin ra trên sườn núi thoai thoi. Dn Thàng e l np sau lưng núi khut, còn Y Tý đp hn nhiên, mnh m, chng e dè trướmt k t ngoài kia ngó sang.

Trường Mm Non Y Tý là dãy nhà gch nhìn xung cái thung sâu thăm thm, sườn bên này là đt mình, phía bên kia thung là nước khác. Tr con chơi trên sân trong tm nhìn t hai bên biên gii. Nhưng xa trong các bn còn đến trên chc đim trường. Có 250 cháu, trong đó 133 đa 5 tui. Các cô giáo  đây tht năng đng. Va nghe rng Nhà nước s h tr 120 ngàn đng/tháng cho mi bé 5 tui, chưa thy tin v, đã ng luôn tin đ nu cơm cho các cháu. Còn 117 đa bé hơn, 3 và 4 tui, thì đi hc vi cp lng cơm. Nói cp lng cho oai, ch đúng ra là cơm trong túi nilon. Mà túi nilon  thành ph mi nhiu, ch  bn b m chúng mua bán gì đâu mà có lm. Cho nên gi thế cũng là tin mm thôi, ch thường thì phn cơm ca chúng được gói trong lá . Thc ăn chng có gì. Các cô giáo k : Đến ba thì cơm cp lng, cơm nu đu đ chung vào, ri tt c các cháu cùng ăn. Đa có tiêu chun 120 ngàn chia thc ăn cho bn không có. Đã ít ri, chia ra chng thm tháp gì. My anh em hi ý, quyết đnh : Tin h tr ca nhà nước cho tr 5 tui du đến mun nhưng chc chn s có ngày mt ngày hai thôi.  Nên h tr cho 117 cháu nh còn li, mi đa mi tháng cũng 120 ngàn đng. Vy đa “có tiêu chun nhà nước”, đa li có “tiêu chun” ca nhng người đóng góp cho chương trình “ Cơm có tht”, mc thì như nhau. Cũng là mô hình hay đy ch. Giá như có th nhân rng ra khp các trường mm non  vùng cao khó khăn. Nếu mi người vn nhit tâm giúp các cháu, gi tin đến, thì sau Y Tý, chúng ta li đến được vi các cháu mm non 3,4 tu nhitrường khác. Nhiu ba cơm chung cho chúng nó. Mong lm điu này….

 Có nhiu bng h mà vn ái ngi : Liu có thm tháp gì ?… Thm lm ch !. Bng h 120 ngàn, là mt đa bé con trên đây được ăn cơm có tht cá trường trong mt tháng. Nếu ai ng h 1,1 triu đng, là đã gp tht, cá cho mt bé trong mt năm hc. Ai có th thì ng h nhiu hơn, s giúp lp hc ăn cơm có tht c năm….Khi bn gi tin đến, bn hãy c t đó mà nhm ra giúp cho các bé được bao nhiêu. Không bao gi là ít đâu. Nếu tình c có ai đó s cho con bn ngm nước khi con bn khát, mà bn chưa đến kp, thì điu đó chng bao gi là ít. Hãy mường tượng điu đó, bn s rm lòng.

 Ngay gn ch các cháu Mm  Non hc là mt dãy nhà tường phên na. Đó là nơi các cô giáo . Đ gió đ lùa, các cô bc bên trong tường bng bao si da.

 Các cô còn rt tr. C cui tun li vượt 80 km v Lào Cai hay huyn l Bát Xát đ gp người thân, người quen, cho tha ni nh cnh thành th sm ut, ri li lên Y Tý sng trong các căn nhà na này. Đường t Y Tý v Bát Xát có nhiu đon đến con trai đi cũng còn vt v. Tun tiếp tun, tui xuân ca h đi qua.

Có mt điu, biết ri thì rt băn khoăn. Giáo viên lên min núi được hưởng trcưu đãi trong ba năm (vi n) và năm năm ( vi nam). Ý là sau thi hny, các thày cô có th đượưu tiên sp xếp công vic dưới xuôi. Nhưng có my ai sau đó tìm được ch nhn v dưới đng bng hay trung tâm huyn,tnh đâu…Đa s  li sau thi hy. Nhưng đến hết năm năm thì chế đ ưu đãi “ Thu hút” lên min núi kia cũng hết. Hóa ra ưu đãi đ ” thu hút”, còn gn bó lâu dài thì li chng còn ưu đãi na. Mình hiu lên min núi công tác có cán b nhiu ngành nghƯu tiên cho giáo viên, nhưng còn cán b khác na, chng l gii quyết cho giáo viên, mà li không cho các đi tượng khác thành ra khp khnh v đãi ng. Đúng là vy. Nhưng ai “ t nnh” vi giáo viên ?. Trước khi vào Trường Mm Non, bn mình ngi trong đn biên phòng Y Tý trò chuyn. Anh Đn phó không nói v chuyn gian lao ca lính biên phòng, mà c xuýt xoa ái ngi cho các cô giáo  đây. Lính như vy, thì có ai “ ghen” vi giáo viên ?.